1 – Giết Trâu Ở Trại 5

Những ngày đầu ở trại mới nầy thật bận rộn. Một trại tù cũ bị bỏ hoang phế lâu ngày nằm nơi hang hốc hiểm trở, trong khu vực nông trường trà Trần Phú, tỉnh Hoàng Liên Sơn, nay số tù mới từ miền Nam ra, phải dọn dẹp, sửa soạn lại hang ổ. Dù phải trải qua cuộc hành trình dài, căng thẳng và mệt mõi nhưng tù không được nghỉ xả hơi. Công việc gì cũng chẳng giống công việc gì nhưng cứ như con rối. Phải múa. Phải quay. Kinh nghiệm nầy tù đã học được ở các trại trong Nam rồi. Đây là thời gian họ muốn theo dõi phản ứng của tù. Ngày nào cũng có một số tù bị kêu đi làm việc. Đi làm việc hay làm việc với cán bộ là danh từ họ dùng khi kêu một người ra hỏi cung, để điều tra một việc gì, hơn là tìm hiểu thêm lý lịch. Vì đã được tuyển chọn ra đây rồi thì lý lịch họ đã biết rõ từng người cho nên cái còn lại là họ muốn tìm cách đe dọa hoặc mua chuộc những người nầy để làm ăng tên. Một mũi tên bắn cả hai con chim. Một người cứ nhiều lần ra gặp riêng cán bộ thì các bạn tù khác dễ nghi ngờ. Khi bị nghi ngờ thì người đó bị đẩy vào chỗ cô đơn, từ chỗ cô đơn nầy họ gây chút tác động tâm lý nữa thì dễ moi được tin tức sinh hoạt của anh em tù khác.

Tiếp tục đọc

16- Đất Lành

Công viên Hòa Bình trước nhà thờ Đức Bà hình vuông, có bốn lối vào theo hình chữ thập. Giao điểm là tượng Đức Mẹ đạp chân lên đầu con rắn, cỡ gấp đôi người thật. Đầu con rắn bị sứt mất một miếng nhỏ. Trụ để tượng khá cao. Thân trụ làm bằng đá hoa màu nâu đỏ. Chân trụ cũng là chỗ ngồi của đám thợ hình khi ế khách. Chắc hẳn cái công viên nầy không phải dùng để thương mại mà chỉ để thờ phượng. Một nơi trang nghiêm của thành phố. Mỗi chiều, một số người muốn tĩnh tâm, thường đến ngồi trên một số băng ghế đá chung quanh nhìn lên tượng Đức Mẹ cầu nguyện. Thế nhưng, không biết từ bao lâu, nơi trang nghiêm nầy đã trờ thành một địa điểm thương mại. Là địa bàn chính của Quốc doanh Nhiếp ảnh Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục đọc

15- Hiến Điền Về Quê

Cầm lá thư Nghiêm trên tay, Hoàng khóc. Hoàng đã tự nhủ phải cứng rắn, không khóc, thế nhưng nước mắt từ đâu cứ chảy ra liên tục. Những giọt nước mắt mà Hoàng cố giấu trước mọi người. Những giọt nước mắt thường chỉ lặng lẽ chảy về đêm làm ướt đẫm áo gối. Cái gối mộng của một tình yêu đang độ, của một cuộc hôn nhân chưa tròn hai tuổi bỗng chốc trở thành cái gối để giấu che dòng nước mắt âm thầm. Tiếp tục đọc

14- Ông Trại Trưởng

Nhìn dáng của ông chín ngón đứng trên bờ hồ cá có thể thấy được phần nào những diễn biến trong trại trong những ngày sắp tới. Cái năng nổ, tự tin như đã mất trong ông tự bao giờ, ông không hay biết. Những bước đi vững chắc, giọng nói oang oang, gãy gọn và dứt khoát của ông đã thay đổi. Giọng ông bây giờ lại phân vân, lưỡng lự vì một câu hỏi lớn trong đầu ông chưa có câu giải đáp. Tiếp tục đọc

13- Tình Mong Manh

Trước khi bước ra khỏi nhà Tố Nga quay lại nói nhỏ với em:

– Chị biết nhà mình thiếu gạo tháng này rồi nhưng chắc cũng sẽ xoay được thôi. Trưa về chúng mình sẽ liệu.

Tố Uyên vỗ vai chị:

– Chị cẩn thận, bọn quản giáo Hương và mấy đồng chí của nó bám chị em mình không được, coi chừng chúng dở trò hoặc theo dõi chuyện khác đấy! Tiếp tục đọc

12- Cái Giá Của Tự Do

Nghi phân vân quá. Phải chọn lựa một con đường. Nên tiếp tục nín thở qua sông như tình trạng nầy hay lại phải sắp xếp một chuyến vượt thoát. Sự chia tay Chẩn trong đau đớn là một dấu ấn trong đời. Là một thúc đẩy phải tìm sự sống. Phải có quyết định dứt khoát trong những ngày tới, không thể lần lữa. Có nên gợi ý với Tố Nga hay không? Là một câu hỏi quan trọng. Phải tìm câu trả lời. Tiếp tục đọc

11- Ông Lái Đò Làng Cỗ Phúc

Trời mùa đông, ngày ngắn đêm dài nên đêm ở rừng xuống khá mau. Tù không có đồng hồ (vì cái gì có thể gọi là tư trang, kể cả cái cắt móng tay, dao cạo râu… đều phải nộp cho trại cất giữ) nên đời tù sống theo tiếng kẻng. Kẻng báo thức. Kẻng lao động. Kẻng trưa. Kẻng chiều. Kẻng tối học tập, phê bình. Kẻng điểm danh trước khi đi ngủ. Khi nghe ba tiếng kẻng sau cùng trong ngày, vô chuồng, thì đêm như đã vào khuya.

Tiếp tục đọc

10-Con Vật Thời Tiền Sử

Huỳnh, tuổi chưa đầy bốn mươi, ngồi làm việc trong yên lặng. Tóc anh rụng gần hết. Hai trũng mắt sâu hoắm. Đôi gò má tóp lại làm hàm răng rụng lỗ chỗ nhô ra. Anh ngồi yên trên một khúc gỗ mục. Hai đầu gối gấp lại giống như hai ống dang dập, kẹp lấy thân người. Đôi tay xương xẩu, cục cựa trong hai ống tay áo rộng thùng thình. Hai bàn tay anh ôm lấy con dao cùn, cố bằm cho nhuyễn đống lá ráy đặt trên một khúc cây làm thớt mà anh hái về. Công việc của anh là lo nuôi con heo, tài sản của trại tù. Hàng ngày anh vô ra nhà bếp để tìm chút thực phẩm rơi rớt, nấu với củ và lá ráy để nuôi heo. Cả cái bếp lớn nấu cho ba trăm người, anh cũng không thể nào tìm được chút thức ăn nào rơi rớt. Anh chỉ lọc được chút nước rửa của cái chảo nấu sắn lát có màu giống như màu nước bùn non, bốc mùi đến lợm giọng. Đem chút nước nầy về cái bếp riêng nơi chuồng heo, trộn chung với củ và lá ráy anh đã bằm, nấu lên thành cháo cho con heo. Anh không thể nào tìm được bất cứ một loại rau nào khác chung quanh trạiđể phụ thêm vào. Anh cũng không thể nào tìm được chút gì để cải thiện cho chính anh. Tiếp tục đọc

9- Chẩn

Tháng ba bà già chết rét. Còn tháng hai thì sao? Ca dao tục ngữ không nói đến nhưng tù trại Khe Tối đã nếm trải. Tiếp tục đọc

8- Diệu Thủ Thư Sinh

Con gà mái vừa rời ổ, nhảy xuống nền đất mới làm cỏ, kêu cục cục. Cô nàng vừa chạy, vừa dang đội cánh, đập đập như muốn bay. Đấy là động tác làm giản gân cốt của con gà mái đang ấp, cũng vô tình báo tin cho Lân biết, cô nàng đang có một ổ trứng. Lân liếc về phía ông vệ binh, rồi liếc nhanh về phía ổ gà nơi chái nhà. Mọi người đang cắm cúi làm việc. Tù làm cỏ. Tù be bờ, để nước mưa có lối thoát. Tù đang sửa lại các bậc tam cấp đã sụp lở, xói mòn. Đây là bộ chỉ huy của ông chín ngón. Tiếp tục đọc